Trồng và chăm sóc dưa hấu

Đất trồng dưa hấu

Dưa hấu có rễ mọc sau, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, tầng canh tác sau, không quá phèn, đất có cơ cấu nhẹ. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thoát nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển.
 
 Lên luống: 
* Lên luống trồng hàng đơn: Lên luống rộng 1,8- 2m, rãnh luống 35-40 cm, làm rãnh sâu mới có đất bồi cao cho luống.
* Lên luống trồng hàng đôi:  Lên luống ruộng 4,5-5m. rãnh luống ruộng 35-40cm. Luống đánh thoải vào giữa và để rãnh thoát nước sâu.

                                     

Cách dùng màng phủ nông nghiệp:

-Đậy màng phủ: tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai mép ngoài được cố định bằng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 7-10 cm ghim sâu xuống. Mặt đen nên hướng xuống dưới, mặt trắng lên phía trên để tiếp nhận ánh sáng tốt nhất.

– Đục màng lỗ phủ: đục lỗ cách nhau 28-30cm, đường kính lỗ khoảng 10cm

– Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây.                                                                                                                                               

Gieo hạt và chuẩn bị cây con

*Gieo hạt thẳng: gieo mỗi lỗ 1 hat, sâu 1-2 cm, phủ trấu hoặc tro trấu hay rơm
*Gieo trong bầu: đất lấy làm giá thể phải là đất sạch bệnh, đạp nhỏ, trộn thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh.

Khi cây con có 1-2 lá thật thì đem trồng. trồng cây cách cây khoảng 28-30 cm. 

Bón phân cho cây dưa hấu

  • Bón lót trước khi phủ nilong: sử dụng phân bón NPK 16:8:16 để bón lót, tùy theo chất đất có thể bón từ 20-25kg/sào(360m2) cộng với 1 tấn phân chuồng. nếu không có phân chuồng cho thể thay bằng phân vi sinh.
  • Giai đoạn đầu: (sau trồng hoặc cây mọc được 7-10 ngày) cần tưới hoặc phun kích thích ra rễ bằng vi lượng, siêu lân hoặc phân humic để cho bộ rễ phát triển nhanh. vì giai đoạn này cây cần phát triển mạnh.
  • Giai đoạn cây được 14-16 ngày: Tiến hành ngắt ngọn lần 1 và tưới phân NPK chuyên thúc (16:16:16 hoặc 20;20;15) để kích thích ra rễ..Giai đoạn này cần chú ý phun phòng nấm khuẩn   
  • Giai đoạn cây sau trồng 30-35 ngày: Bón thúc bằng NPK (16:16:16 hoặc 20:20:15..) để kích thích phát triển và tạo quả.
  • Sau 50  ngày trồng tưới hoặc phun thêm KNO3 khoảng 2 lần.
  • Giai đoạn nuôi quả; Sau khi quả đậu cần bổ sung NPK chuyên thúc( 16:16:16 hoặc 20:20:15..) để nuôi quả và giữ bộ dây, trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày cần tưới hoặc phun kali trắng để kéo đường và tăng độ ngọt của dưa.

 

Bấm ngọn, tỉa nhánh dưa hấu

– Bấm ngọn lần 1: Khi cây được 3-4 lá thật, bấm ngọn để cây dưa đẻ nhánh( gọi là nhánh cấp 2), nhánh cấp 2 ra thì trừ lại 2 nhanh còn lại ngắt bỏ và tiến hành cố định dây. cắt bỏ tát cả chánh chèo chỉ trừ lại 2 nhánh còn lại ngắt bỏ.

– Khi dây dưa được khoảng 20 ngày khi xuống bầu thì tiến hành sửa và cố định vị trí  bò, để cho các dây bò song song khắp mặt luống theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của  cây, là nơi trú ngụ của nhiều loại sâu và gây khó khăn trong việc tuyển trái.
– Để cho trái to chỉ nên để một trái trên 1 dây. Việc tuyển trái, tiến hành khoảng 40-50 ngày sau khi gieo hạt. Quả 2 sẽ ra ở lá thứ 11, 12 hoặc sẽ ra ở lá 14,15.
Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh…đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái khác đậu tự nhiên.

Bảo vệ thực vật

 

-Bệnh phấn trấng: gây hại chủ yêu vào thời điểm nhiệt độ và ẩm độ cao. Sử dụng các thuốc để phòng trừ như: Revus opti 440SC, Score 250 EC.

-Bệnh lở cổ rễ: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây con. sử dụng các thuốc để phòng bệnh như: Ridomin Gold 68 WG, Anvil 5 SC.

-Bệnh nứt dây xì mủ: Gây xì mủ gần gốc và các đoạn thân, gây héo dây. Sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như: Alliete 800 WG, Revus Opti 440 SC, Ortiva 600 SC

-Bệnh giả sương mai: phòng và trị bằng thuốc Ortiva 600 SC

-Bệnh thán thư: bệnh phát triển khi trời nóng, mưa nhiều; đặc biệt trông điều kiện có tàn dư của vụ trước. Phòng và trị bằng các loại thuốc Flint pro 648 WG, Ortiva 600 SC; Score 250 EC,

-Rầy, rệp, bọ trĩ: gây hiện tượng xoăn ngọn và là môi giới truyền bệnh virut. Sử dụng các thuốc để trừ như: Chess 50 WG, Radiant 60 SC, Regent 5 SC

-Bọ dưa: Ăn tạp trên cây họ bầu bí. Sử dụng các thuốc để trừu như: Voliam Targo 063 SC, Dupont Prevathon 5SC, Match 050 EC

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *