Kỹ thuật chăm sóc dưa lê

Một số đặc tính của Dưa lê Lai F1 181

– Giống sinh trưởng khỏe, sạch bệnh, dễ trồng và chăm sóc, quả đồng đều mầu vàng bóng đẹp.
– Quả có chất lượng cao, đặc biệt rất thơm và ngọt (độ đường 16-18%). Khối lượng quả 400-600 gram.
– Bảo quản được lâu khi vận chuyển.

Thời vụ và kỹ thuật làm đất

*Thời vụ trồng dưa lê lai F1 181: Khu vực miền Bắc và miền Trung có thể trồng quanh năm từ tháng 01 đến đầu tháng 09; miền Nam và Tây Nguyên có thể trồng vào mùa khô.

* Kỹ thuật làm đất trồng dưa lê lai F1 181

– Chọn chân đất cao, giàu dinh dưỡng, có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt.

– Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, làm đất nhỏ.
* Trồng hàng đơn: Lên luống rộng 1,6 – 1,8 m, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm. Cây cách cây 40-50 cm. 
* Trồng hàng đôi: Lên luống rộng 3,2 – 3,5m, . Cây cách cây 40-50 cm.

– Đối với đất cát pha cần bổ sung thêm phân hữu cơ để tăng cường hàm lượng mùn trong đất.
Nên dùng mảng phủ luống trước khi gieo trồng để hạn chế cỏ dại và quả bị thối khi thu hoạch. 

                                                       

Kỹ thuật gieo hạt

Hạt có thể gieo trực tiếp (mỗi hốc gieo 2 hạt chọn để lại 1 cây khỏe) nhưng tốn giống. Để tiết kiệm hạt giống và chủ động về chất lượng cây con nên áp dụng  phương pháp gieo vào bầu. Hạt sau khi ngâm và ủ hạt cho nứt nanh đem gieo vào bầu. Khối lượng 1000 hạt là 20 – 21 gram. Lượng hạt giống cần gieo từ 250 – 300 gram/ha.

– Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 15 phút, sau đó thay bằng nước sạch ngâm 4-5 tiếng. Sau đó vớt hạt ra rửa sạch hết chất nhớt và cho vào khăn bông ấm để ủ hạt (không dùng khăn nilon), gấp khăn lại và cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy nắng lại. Sau 24 -48 giờ ủ hạt thì đem ra rửa sạch lớp nhớt bên ngoài hạt, giặt sạch khăn rồi lại ủ tiếp. Cho đến khi thấy hạt nứt nanh thì đem đi gieo.
* Làm bầu
– Đất lấy làm giá thể, làm bầu cần chọn đất sạch bệnh, đập nhỏ, thêm phân chuồng hoai mục, hoặc vi sinh, có thể trộn thêm một ít lân.

  Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên, rễ quay xuống. sau khi gieo xong, rắc hỗ hợp đất mùn hoặc trấu lên trên cho vừa kín hạt, tưới ẩm thường xuyên. khi cây con có từ 1-2 lá thâm thì đem trồng.

 

Kỹ thuật bón phân

 Lượng bón cho 01 sào Bắc Bộ (360 m2): Nên dùng phân bón tổng hợp và phân chuồng hoai mục để bón (không có phân chuồng thì dùng phân vi sinh), bón toàn bộ phân bón trước lúc phủ nilong với lượng bón: Nên sử dụng phân bón NKP 16:8:16 để bón lót, tùy theo chân đất có thể bón từ 15 – 18kg/ sào 360m2 cộng với khoảng 1 tấn phân chuồng (nếu không có phân chuồng thay thế bằng các loại phân vi sinh).

– Giai đoạn đầu (sau trồng hoặc sau mọc 7 – 10 ngày) cần tưới hoặc phun kích thích ra rễ bằng vi lượng, siêu lân hoặc humic giúp bộ rễ phát triển mạnh (chống rét cho cây)

– Giai đoạn sau trồng hoặc sau mọc 14 – 18 ngày (cây dưa được 4 – 5 lá ngắt ngọn lần 1): Tiến hành ngắt ngọn lần 1 và tưới phân NPK chuyên thúc (16:16:16 hoặc 20:20:15; ….) để khích thích ra nhánh (sau khi ngắt ngọn nên phun phong nấm + khuẩn).

– Giai đoạn sau trồng 30 – 35 ngày: Bón thúc bằng NPK chuyên thúc (16:16:16 hoặc 20:20:15; …) để kích thích phát triển
– Giai đoạn nuôi quả: Sau khi đậu quả cần bổ sung NPK chuyên thúc (16:16:16 hoặc 20:20:15; …) để nuôi quả và giữ bộ dây, trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày nên tưới hoặc phun kali trắng để kéo đường tăng độ ngọt của dưa.

.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa lê lai F1 181

*Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây dưa lê lai f1 181

– Một số sâu hại gây hại chủ yêu như Rầy, rệp, bọ trĩ, bọ ăn dưa…
– Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cây khỏe, chế độ nước tưới, phân bón cần hợp lý, thu dọn tàn dư của vụ trước, luân canh với cây họ bầu bí. Ngoài ra, khi phát hiện bệnh có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật như: Chess 50 WG, Ortus 5 SC, Movento, Radiant… để xử lý rầy, rệp, bọ trĩ,…, Voliam Targo 063 SC, Dupont prevathon 5SC. Match 050 EC… để xử lý bọ dưa.

*Biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây dưa lê lai f1 181

-Một số bệnh hại chính trên cây dưa lê: Bệnh lở cổ rễ, khảm lá, bệnh phấn trắng, sương mai, nứt dây xì mủ…

-Biện pháp phòng trừ: dùng giống sạch bệnh, luân canh cây trồng, dùng màng phủ đất để hạn chế cỏ dại. Có thể dùng một số thuốc hóa học như:

  Bệnh phấn trắng: Gây hại chủ yếu vào thời điểm nhiệt độ và độ ẩm cao. Giai đoạn chưa có quả dùng các hoạt chất Azoxystrobin + Difenoconazole để phòng trừ như Amistar Top 325 SC, Map hero… . Giai đoạn đậu quả được 5-7 ngày có thể dùng có hoạt chất Hexanconazole như Anvil, score..

  Bệnh lở cổ rễ: Gây hại chủ yêu vào giai đoạn cây con. Sử dụng các thuốc có hoạt chất Mancozab + Metalaxy để phun
  Bệnh nứt dây xì mủ: Gây xì mủ gần gốc và trên các đoạn thân, gây héo dây. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Mandipropamid + Chlorothalonil để phòng trừ.

lưu ý: nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *